PHỤ NỮ TÂN PHÚ TÂM HUYẾT SẢN PHẨM OCOP VƯƠN XA – PHÁT TRIỂN BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU

Từ đầu lộ vào vườn sầu riêng 500m, thời tiết lại đổ mưa, cả đoàn bước nhanh chân vừa tránh mưa…đến nơi (tổ hợp tác ấp Hàm Luông, xã Tân Phú) các chị đã chuẩn bị sẵn đón chúng tôi, trên bàn toàn là sản phẩm cây nhà lá vườn các chị làm ra : vú sữa Hoàng Kim, trình bày một mâm rất đẹp mắt gồm : bánh bò + bánh chuối chiên + bánh khoai mì nướng…) dĩa chuối sấy…sản phẩm của tổ hợp tác chế biến, sản xuất chuối hồng trấn Diễm Thông.
Ông Đặng Văn Bình – Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú giới thiệu với chúng tôi chị Cao Thị Chiên – Tổ trưởng tổ hợp tác sầu riêng OCOP 3 sao ấp Hàm Luông. Chị Chiên chào đoàn bằng 4 câu thơ : “Chào các bạn đã về thăm Tân Phú – Mãnh đất quê tôi, mãnh đất nghĩa tình – Các bạn về ánh nắng cũng lung linh – Rất vinh dự được đón chào người bạn mới”

                                                                                   Vú sữa Hoàng Kim Tân Phú – Bến Tre
Chị xuất thân là giáo viên 30 năm tại xã Tân Phú, chị giã từ bục giảng, bảng đen, phấn trắng về với gốc nông dân tham gia cùng các thành viên trong gia đình, canh tác 8 công đất trồng sầu riêng. Năm 2017 chị Chiên đề xuất cùng chị em phụ nữ ấp Hàm Luông thành lập nhóm sở thích trồng sầu riêng, phần đông phụ nữ trong ấp cùng canh tác sầu riêng, đồng tình với ý tưởng của chị Tuy nhiên, Chi hội Phụ nữ ấp đề nghị thay tên nhóm sở thích trồng sầu riêng thành Tổ hợp tác Sầu riêng ấp Hàm Luông. Ngày 8/3/2017, Tổ hợp tác Sầu riêng ấp Hàm Luông chính thức được thành lập, với 12 thành viên nữ đam mê trồng sầu riêng bắt đấu từ công việc dọn đất + trồng + bón phân + tưới (cả việc tự mua nước về tưới khi hạn mặn kéo dài) + tỉa cành + trừ sâu + leo trèo hái trái + bán trái…sầu riêng dần trở thành cây trồng chủ lực của địa phương. Chị Nguyễn Thị Thinh – Tổ phó Tổ hợp tac kể thêm : “là phái nữ nhưng chị em chúng tôi vẫn mang cần xịt thuốc, vừa rải phân, làm gốc, đậy mủ, làm cỏ v.v…”Sau đó, tổ hợp tác nâng dần lên với tổng số 50 thành viên, có 41 thành viên nữ và 9 thành viên nam, mấy năm nay chuyên canh sầu riêng với diện tích trên 100ha ở ấp Hàm Luông (mỗi thành viên sở hữu từ 2 – 10 công đất trồng sầu riêng), Tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông là tổ nồng cốt của Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Phú, đã hình thành các nhóm: kỹ thuật, thu hoạch, giao lưu và kinh doanh. Tổ duy trì họp mỗi tháng một lần để trao đổi, chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng. Các thành viên trong tổ hỗ trợ nhau thụ phấn cho cây, thu hoạch trái, tận dụng luôn cả thời gian nhàn rỗi, các thành viên nhận làm thuê cho người trồng sầu riêng ngoài tổ, ngoài huyện và người trồng sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang, với các công việc như : thụ phấn cho cây, tỉa bông, tạo tán, giống trái (dùng dây treo trái sầu riêng lên thân để trái không rụng non), cắt trái, chuyên chở trái, Tiền công lao động tính theo giờ hoặc ngày. Nếu lao động trong xã hoặc cùng huyện, giá 700 ngàn đồng/người/ngày ; ngoài tỉnh 900 ngàn đồng/người/ngày, thêm thu nhập, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống từng gia đình : chị Đinh Thị Dung, chị Cao Thị Hồng Diêu cũng là hộ nông dân nghèo vươn lên từ tổ hợp tác này.
Nhờ tham gia vào tổ mà các thành viên ngày càng nắm vững hơn kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng. Giờ đây, trên cùng một diện tích đất, các thành viên áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý tuân thủ “4 đúng” trong chăm sóc cây trồng: bón phân, xịt thuốc đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách, để cây ra trái thu hoạch nhiều lần trong năm, gồm: vụ thuận, lỡ vụ và vụ nghịch nên bán được giá cao. Đầu tiên tổ chọn giống sầu riêng khổ qua, sau đó là sữa hạt lép, chuồng bò và hiện nay chủ yếu là Ri.6. Đặc biệt, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học để chăm sóc cây, không chăn nuôi trong vườn cây ăn trái, tạo cho khu vườn xanh – sạch – đẹp… tiến tới sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.


Nhắc đến xã Tân Phú, người ta nghĩ ngay một vùng đất có diện tích trồng cây ăn trái đặc sản của huyện Châu Thành, chủ yếu là chôm chôm, sầu riêng. Những năm gần đây nâng cao sản phẩm sầu riêng của tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông, các hộ nông tại địa phương đã không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn đẩy mạnh công nghệ chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân trong ấp.


Sầu riêng là loại cây có giá trị kinh tế cao của xã Tân Phú nói chung và ấp Hàm Luông nói riêng. Tổ hợp tác đam mê làm vườn tâm huyết đem thành quả trái sầu riêng đạt chuẩn OCOP đưa đầu ra sản phẩm vươn xa hơn qua sự kết nối xúc tiến thương mại với đề án “Xây dựng mô hình nông dân Bến Tre làm du lịch” của TS.Phan Thị Ngàn cùng các doanh nghiệp : thương mại + du lịch + xuất nhập khảu trong nước và các nước


Chị Nguyễn Thị Thinh, tổ phó tổ hợp tác sầu riêng ấp Hàm Luông, xã Tân Phú chia sẻ : “Để trái sầu riêng của địa phương có thương hiệu, bán được giá cao, xuất khẩu qua các nước đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu và những quy chuẩn của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Xuất phát từ những nhu cầu ưa thích của thị trường, chị đã sáng kiến nhiều ý tưởng, bảo quản trái sầu riêng, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cung cấp sản phẩm sầu riêng sạch, mẫu mã đẹp, trở hành điểm đến tham quan du lịch, giúp khách du lịch trải nghiệm thực tế vườn trái cây từ việc tận tay hái quả và chế biến các món ăn như : lẩu gà sầu riêng, sầu riêng nướng, sầu riêng chiên bột và kết hợp tổ chức du lịch trải nghiệm”. Chị nói thêm : “Đây không phải là sản phẩm chính nhưng thông qua việc du lịch sinh thái vườn sẽ góp phần đưa hình ảnh sản phẩm thương hiệu phát triển nhanh hơn.
Trái sầu riêng vườn nhà chị sản xuất theo VietGap, những trái không đạt chất lượng (trái nhỏ, không đều) chị chuyển qua làm bánh mứt, kẹo sầu riêng thêm sản phẩm lạ phục vụ khách du lịch cả nước. chị quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp với dự án “Hương sầu riêng”. Chị đã từng đạt giải nhất cấp tỉnh cuộc thi “Phụ nữ khởi sự kinh doanh” từ ý tưởng của chị. Hiện nay chị còn là chi hội trưởng chi hội phụ nữ ấp Hàm Luông và là giám đốc hợp tác xã nông nghiệp do cổ đông hợp tác bầu chọn.
Ông Lê Hoàng Phục – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Tân Phú chia sẻ : ”Tiêu chí phục vụ khách đến – khách nhớ – khách trở lại cùng người thân, bạn bè. Nỗ lực xây dựng + bảo vệ thương hiệu sầu riêng Tân Phú, sản phẩm là linh hồn của nhà vườn, trước tiên chúng tôi phải thương người tiêu dùng bằng cách chu đáo sản xuất sản phẩm đạt chuẩn cho người tiêu dùng, dùng an toàn bởi vì thương hiệu là do chính người tiêu dùng chọn”.


Với 900 hecta sầu riêng, 26 diểm du lịch, tháng 4, 6, 7 âm lịch hàng năm là thời gian khách du lịch Tân Phú được ăn trái cây tự hái, tổ hợp còn ra mắt du khách trên 20 loại bánh dân gian, đủ hương vị mặn ngọt, mang đậm chất đồng quê, tính truyền thống, mộc mạc, bình dị, nguyên liệu dễ tìm và có thể sử dụng phù hợp trong từng thời điểm, gắn liền với bề dày lịch sử như : bánh tét, bánh ít dâng cúng ông bà tổ tiên trong các dịp lễ tết, cúng giỗ ; bánh lá dừa, bánh ít trần nhân thịt vịt, bánh canh hến, bánh xèo tép thịt – bánh xèo hến ăn lót dạ ; bánh bò, bánh khoai mì nướng, bánh chuối chiên, bánh da lợn, bánh cuốn nhân dừa, bánh lá mơ, bánh đúc, bánh ú nước tro, bánh tầm khoai mì ăn chơi; bánh ăn no có thể dùng thay thế cơm để đãi tiệc bạn bè, đãi khách phương xa…từng món bánh thể hiện sự đảm đang, khéo léo của các chị em phụ nữ nông thôn, còn mang đậm tình đất, tình người. Khai thác du lịch với nhiều loại hình như du lịch nghỉ dưỡng, dã ngoại, vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch sinh thái…và được thưởng thức bánh tự tay mình làm khi tới Bến Tre.
Chị Nguyễn Thị Diễm, ấp Hàm Luông, xã Tân Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Sầu riêng chín cây thì nơi đâu cũng có, nên các chị em trong tổ hợp tác nảy sinh ý định là nướng sầu riêng. Khi nướng thử, thưởng thức thấy thơm ngon hơn, vị béo và màu vàng đậm, nên chị em mở ra hướng làm du lịch phục vụ món sầu riêng nướng”.


Chị Đinh Thị Dung – tổ trưởng – Chị Cao Thị Chiên – thành viên Tổ hợp tác Bánh dân gian tâm sự : “Đối với người dân ở xứ dừa Bến Tre, bánh dân gian không chỉ để ăn mà còn là một nét đẹp trong quá trình giao lưu văn hóa các vùng miền. nơi tiếp thu, gìn giữ biết bao tinh hoa văn hóa đúc kết nên những món bánh dân gian Bến Tre luôn phảng phất hồn quê giản dị. Nói tới làm bánh, nhất là miền Tây, ai nghĩ ngay đến người phụ nữ : hình ảnh đôn hậu + đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người bà, người mẹ và người chị ngồi cạnh chiếc cối xay bột, giữ lửa bên bếp hòa quyện với hồn của cây cỏ, hoa lá trên mảnh đất này và thấm đượm vào từng chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt, mang tên đặc trưng, trở thành thương hiệu của từng vùng miền chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2018: bánh phồng Sơn Đốc ; bánh tráng Mỹ Lồng”.
Ông Đặng Văn Bình – Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, huyện Châu Thành nói : “Xã Tân Phú được chọn là địa phương nghiên cứu đề tài khoa học về vùng chuyên canh cây ăn trái của huyện, đây là tín hiệu mừng cho địa phương. Qua đó, giúp bà con phấn khởi ổn định diện tích cây ăn trái đặc sản, đủ điều kiện xuất khẩu, sản xuất trái cây sạch, hướng đến xây dựng thương hiệu bền vững hơn trong thời gian tới”,


Ở Bến Tre, sau trái dừa là trái chuối được ưa chuộng, có thể sử dụng trái chuối từ lúc còn xanh chát trên cây đến lúc chín rục trong giàn bếp. Chuối không thể thiếu trong ẩm thực gia đình và ba ngày tết : kẹo chuối, mứt chuối, chuối ngào gừng, khóm là món ăn độc đáo của người Nam bộ làm từ trái chuối chín ép phơi khô…
Chuối có nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất quan trọng tốt cho sức khỏe như: vitamin B6 (ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tế bào thần kinh khỏe mạnh), vitamin A, vitamin C (giảm cân), protein, sắt, Kali (huyết áp cao, tăng lượng kali trong máu, giảm căng thẳng), mangan, folate, riboflavin, ngăn ngừa những triệu chứng : dạ dày kém, hay bị nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, giúp dễ tiêu hóa, giảm béo phì. Một nghiên cứu từ trường đại học Tokyo cho biết trong những quả chuối chín có chứa một hợp chất hóa học giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Trên dây là những nghiên cứu của em Nguyễn Thị Ngọc Ân – ngụ ấp Hàm Luông, xã Tân Phú – Tốt nghiệp Đại học Dược (Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh). Ngọc Ân xuất thân từ một gia đình làm nông, trồng cây ăn trái từ nhỏ, đã chứng kiến ba mẹ cô nói riêng và người nông dân ở quê Hàm Luông, để xóa đi điệp khúc được mùa, mất giá cứ luôn ám ảnh người làm nông + thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mỗi mùa vụ thì mới thu hái được thành quả, vậy mà vẫn luôn bấp bênh vì giá cả hàng nông sản không ổn định, thậm chí có lúc không có thương lái đến mua, trái cây dư thừa, phải đổ bỏ. Ân quyết định khởi nghiệp ngay với các loại chuối trên quê hương của mình tuy không liên quan tới ngành Ân đã học nhưng Ân muốn làm điều gì đó giúp bà con nông dân tiêu thụ trái chuối tại địa phương, mà còn ổn định được đời sống cho chị em phụ nữ khỏi phải bôn ba tìm việc nới xứ người


Mô hình chuối sấy trong nhà kính đầu tiên và duy nhất có tại miền Nam đã bắt đầu cho con đường khởi nghiệp của Ngọc Ân từ tháng 1/2019, có sự ủng hộ của ba mẹ ; còn được sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuật từ dự án AMD Bến Tre của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Châu Thành. Sau khi Ngọc Ân tham quan học tập kinh nghiệm kỹ thuật ở nhiều nơi + vốn kiến thức từ chuyên ngành dược Ngọc Ân luôn chú trọng vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm của mình. Ngọc Ân đầu tư nhà kính bằng năng lượng mặt trời nhằm nâng cao năng suất sấy chuối, vừa tạo ra sản phẩm sạch, đồng thời khắc phục được tình trạng mưa, nắng khi thời tiết thay đổi, vừa giữ được nguyên liệu thơm ngon.
Chuối xiêm, chuối già là nguồn nguyên liệu dồi dào, trung bình, khoảng 5 đến 7 kg chuối xiêm tươi sẽ cho ra 1 kg chuối khô, còn đối với chuối già khoảng 10 đến 12 kg sẽ cho ra 1 kg chuối khô. Tính đến nay, mô hình này doanh thu của cơ sở đạt khoảng 110 – 150 triệu đồng/tháng, giải quyết khoảng 5 – 10 lao động thường xuyên, nhiều lao động thời vụ có thu nhập trung bình ổn định từ 4 đến 6 triệu đồng. Cải tiến bao bì, nhãn hiệu chuối sấy mang tên Trường Ân thu hút khách xa hơn, bước đầu tiếp cận thị trường thông qua các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong các hội chợ, triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Ngọc Ân có khoảng 3 – 4 tấn mứt được bán thị trường Tết.
Ngọc Ân chia sẻ : “làm kinh tế tất nhiên lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất. Nhưng với riêng mình, Ngọc Ân cho rằng, các yếu tố phải ngang nhau”


Cuộc thi Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2020 do Hội LHPN Việt Nam tổ chức, dự án của Nguyễn Thị Ngọc Ân đã vượt qua 922 ý tưởng, đề án dự thi, nằm trong top 35 dự án xuất sắc lọt vào vòng chung kết. Cũng trong năm 2020 Cuộc thi Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam tổ chức, mô hình sản xuất chuối sấy trong nhà kính của Ngọc Ân đạt giải “Ứng dụng công nghệ nhằm thích ứng, bảo vệ môi trường” và đạt được tiêu chuẩn là sản phẩm OCOP Bến Tre.
Kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại, Ngọc Ân là một doanh nhân văn hóa nhân văn khởi nghiệp sáng tạo mô hình chuối sấy trong nhà kính, góp phần giải quyết bài toán tiêu thụ nông sản tại địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm trái cây của địa phương, đồng thời giải quyết sinh kế lao động quê nhà. Đây còn là mô hình thân thiện với môi trường, vừa tạo ra thực phẩm sạch, an toàn, bổ dưỡng nhưng giá thành vừa phải cho người dùng. Bến Tre tin tưởng rằng thương hiệu chuối sấy nhà kính Trường Ân không chỉ được thị trường trong nước đón nhận mà sẽ vươn thành công ra xa các nước kể cả thị trường nước ngoài khó tính
Trên đường về lại thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc Đề án “Xây dựng mô hình nông dân Bến Tre làm du lịch” 2 ngày 1 đêm do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chúc, doàn chúng tôi ghé nhà hàng Vườn Dâu : 144A/5 ấp 5, An Khánh, Châu Thành, Bến Tre thưởng thức tiếp đặc sản miền Tây do người Bến Tre thết đãi..
Xuân Hòa – Chung Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *