HÀNH TRÌNH “CÔ LÁI ĐÒ” KẾT NỐI “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG DÂN QUÊ HƯƠNG ĐỒNG KHỞI LÀM DU LỊCH” BẰNG SẢN PHẨM OCOP

Hành trang trên vai, bước chân đầu tiên trong cơn mưa rạng sáng ngày 9/1/2023 tới địa điểm tập trung số 4, Pham Ngọc Thach (Nhà Văn hóa Thanh Niên). Người tôi được gặp trước nhất là Nhân – phụ trách hướng dẫn đoàn 2 ngày 1 đêm : Saigon – Bến Tre 87km. Có một giọng nói trong trẻo sau lưng mời chúng tôi lên xe, tôi quay lại…thì ra “CÔ LÁI ĐÒ” Tiến sĩ Phan Thị Ngàn – Khoa Du Lịch và Việt Nam Học – Chủ nhiệm đề tài – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đã phối hợp với 3 huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Châu Thành Tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình nông dân Bến Tre làm du lịch” kết nối quý doanh nghiệp tham gia chuyến tham quan các điểm có sản phẩm OCOP lần này.
Xe dừng ăn sáng tại Mekong Rest Stop – Km 1964+300, ấp Long Thạnh, xã Long An, Châu Thành, Tiền Giang, trên trục đường giao thông chính nối liền thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và Đồng Bằng Sông Cửu Long, với tổng diện tích gần 12.000 m2. Hoạt động liên tục suốt 7 ngày trong tuần từ 5h30 đến 21h00.

Là một điểm dừng chân cao cấp, lý tưởng được thiết kế theo lối kiến trúc mở, không khí trong lành, dùng các vật liệu dân dã như tre, nứa, mái rơm, ý tưởng chủ đạo hòa mình cùng thiên nhiên với những nét riêng biệt “Xanh – Sạch – Đẹp” gần gũi thân thuộc  như làng quê Việt Nam. Các gian nhà đón khách : nhà lưu niệm, khu mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ những bàn tay tài hoa của nghệ nhân trên khắp mọi miền đất nước. khách có thể chọn những món quà đặc biệt và xinh xắn dành cho người thân và bạn bè. Nhà hàng trung tâm, nhà hàng máy lạnh, nhà rường, nhà cổ, khách được thưởng thức các món ăn từ nguyên vật liệu tươi, chế biến đậm đà hương vị ngon đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Để chắc bụng và no lòng chặng đường tiếp theo, phần đông trong đoàn oder món hủ tiếu đặc sản Mỹ Tho tại đây.

                             PGS.TS Lê Đăng Hòa –  Anh Võ NGọc Phát – TGĐ CTy Dragonland Đinh Quang Hiền – TS.Phan Thị Ngàn

Chụp hình lưu niệm điểm đầu tiên, xe thẳng tiến qua cầu Rạch Miễu vào trung tâm hành chính huyện Thạnh Phú, một huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, cửa ngõ hướng ra biển Đông của khu vực Cù lao Minh (được bồi lắng), có : gần 128 nghìn người ở 17 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 425,7 ha, trong đó 287,31 ha đất được quy hoạch phục vụ cho mục đích phát triển thương mại – các huyện ven biển giao thương kinh tế với tỉnh Trà Vinh, vùng đệm sinh thái đa dạng, phong phú, bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn. Huyện chủ yếu phát triển dựa vào kinh tế nông nghiệp, nuôi – đánh bắt thủy hải sản, trồng lúa, dừa, gà, bò, dê, heo, đặc biệt là du lịch. Hiện nay, huyện có khu du lịch Cồn Bửng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP gắn với du lịch được huyện đánh giá là tiềm năng từ người dân nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập, phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, trở thành quà tặng cho khách du lịch thời gian tới.

                                                                                      Cá Đù 1 nắng – công ty Phát Huy – Thạnh Phú

Ông Mai Văn Hùng – Phó Chủ Tịch Thạnh Phú chia sẻ : Chủ trương về thực hiện chương trình ‘Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Đã có 14 sản phẩm được hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm, tỉnh công nhận sản phẩm OCOP. trong đó : Khô cá đù đỏ một nắng, khô cá rô phi một nắng, khô cá bóng cát một nắng và khô cá bông lau một nắng của công ty TNHH chế biến thủy sản Phát Huy – Kẹo đậu phộng, cơm cháy ngọt, cơm cháy chà bông của Hộ kinh doanh Trúc Vy ; xoài Tứ quý Thạnh Phong, cua biển Bến Tre của Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong; gạo sạch Thạnh Phú của Hợp tác xã lúa – tôm Thạnh Phú ; bánh trung thu nhân thập cẩm, bánh trung thu nhân khoai môn, bánh trung thu nhân dừa của hộ kinh doanh Tân Dân Lợi. Ruốc Tuyết Hồng của Công ty TNHH QT Hải Sản Xanh.

                                                                                            Sản phẩm OCOP hợp tác xã Thạnh Phú
Kêu gọi đầu tư các cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện gắn với quy hoạch lại các điểm du lịch, hình thành các tour gắn với tham quan mua sắm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của huyện, nâng cao hiệu quả triển khai ; quyết tâm thực hiện và bảo tồn chương trình tiếp những năm về sau này.

                                                                        Kết nối xúc tiến thương mại doanh nghiệp Hàn Quốc

Theo sự hướng dẫn của các đồng chí phụ trách phát triển nông nghiệp đoàn di chuyển thêm 25 km để tới CTy TNHH chế biến thủy sản Phát Huy – sản phẩm chính là cá 1 nắng (hoạt động hơn 5 năm trong ngành kinh tế chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản (Số 139/1, ấp Thạnh Hòa, Xã Thạnh Phong, Huyện Thạnh Phú, Tỉnh Bến Tre). Trục lộ chưa được thuận tiện, đoàn phải đi bộ 2 km mới vào được cơ sở chế biến. Anh Võ Ngọc Phát thay mặt công ty đón đoàn (anh Phát tốt nghiệp đại học Quản trị kinh doanh, ảnh hưởng dịch bệnh, anh tiếp nhận chế biến theo qui trình gia truyền). Tư duy kinh doanh ở trường + đam mê nghề truyền thống từ gia dình + ý chí vươn xa…anh tâm huyết nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình sản phẩm OCOP phục vụ nhà đầu tư các nước. Với chu vi 3 hecta ao nuôi cá của gia đình, từ công đoạn xử lý nước + thả cá + thu hoạch + phân loại + chế biến + phơi + đóng gói thành phẩm công ty cũng giúp cho một số người dân địa phương có việc làm, cũng như thu mua cá của các hộ lân cận. Sản xuất nhưng vẫn luôn bảo vệ môi trường : công ty tận dụng các phần cá không chế biến được ủ làm thức ăn cho cá hay trồng trọt. Hiểu đươc tâm tư của chàng trai trẻ này, Thầy Lê Đăng Hòa – PGS – TS, chuyên gia, khách mời, tìm cách hổ trợ công ty kỹ thuật quét vi sinh cho thành phẩm ; Ông Đinh Quang Hiền bật tiền bối trong ngành lữ hành cũng sẵn sàng kết nối vài quốc gia cho thành phẩm đã được an toàn theo tiêu chuẩn xuất khẩu nhất là có sự hổ trợ từ Ủy Ban địa phương.

Thời tiết bất thường, mưa chưa dứt hạt, đoàn phải di chuyển hướng ngược lại vùng đất trù phú, khí hậu rất mát mẻ, môi trường trong lành (sông, rừng, biển) cá, cua, ốc, hến ; rừng đặc dụng bạt ngàn xanh biếc, liền kề đó là vùng biển bao la. Vườn xoài say quằng trái,,, một mâm xoài Tứ quý + một rổ hến biển + một thau cua mà Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong trưng bày cho đoàn chiêm ngưỡng, thưởng thức sản phẩm đã được nuôi trồng + đánh bắt ngọt thơm hương biển, không sử dụng thức ăn công nghiệp, không thuốc kháng sinh. Sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý đạt chuẩn OCOP thu hút hai vị khách mời người Hàn trong đoàn tìm hiểu xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm cho người Hàn tiêu thụ.
Vừa dứt hạt mưa, trưa nhưng không nắng, tới giờ kích cầu cho bao tử, cả đoàn ngã lung ghế thư giản 12 km tới Nhà hàng Phương Nam : 115A, khu phố 2, Phú Khương, Thị trấn Thạnh Phú, thuộc huyện Thạnh Phú, Bến Tre. Cơm canh chua bông sua đũa, cá kho tộ hương vị miền Tây lấp vào khoảng lưng lửng chỗ đói vì chạy bộ trốn mưa 2 km (đoạn đường không đủ rộng cho xe tới điểm) lần đầu tiên tôi rất ngưỡng mộ hai bạn người Hàn ăn món Việt hợp khẩu vị đến không tưởng…

                                                                                      Xưởng sản xuất kẹo dừa Tuyết Phụng Bến Tre

Bến Tre là xứ sở dừa, hình ảnh cây dừa bao đời nay đã được xem như hình ảnh tượng trưng cho tỉnh Bến Tre. Chính cây dừa lại góp phần làm nên một đặc sản ngọt ngào mang đậm tình đất và người nơi đây .Đó chính là kẹo dừa. Cả đoàn “châm” đầy xăng – đầy nhớt cho năng lượng để đi tìm thương hiệu kẹo dừa Bến Tre…40km tới Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Phụng (Công ty TNHH MTV Tuyết Phụng) 56B, Khu Phố 7, Thị trấn Mỏ Cày, Huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Tự hào là một trong những thương hiệu kẹo dừa nổi tiếng ở Bến Tre và hàng đầu ở việt Nam, với kinh nghiệm làm kẹo dừa thủ công truyền thống hơn 40 năm, Kẹo dừa là một loại kẹo được chế biến từ nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha, có nguồn gốc từ huyện Mỏ Cày, cái tên gọi đầu tiên chính là “kẹo dừa Mỏ Cày”. Ngoài sản phẩm kẹo dừa, giúp cho người dân địa phương có công ăn việc làm, Tuyết Phụng sản xuất thêm các loại kẹo từ nông sản Bến Tre trồng như : kẹo chuối, kẹo hạt điều, kẹo trái cây, mứt gừng dẻo, bánh tráng sữa, mứt mãng cầu, nước màu dừa…

                                                                                            Đờn ca tài tử Cồn Phụng Bến Tre
Kẹo dừa có nhiều điểm bán lẻ trong tỉnh Bến Tre, Tuyết Phụng còn phân phối khắp cả nước, được thị trường Mỹ – Úc ưa chuộng. Nhưng nếu vươn ra thị trường khó tính hơn thì doanh nghiệp phải thực hiện quy trình quốc tế. Tuyết Phụng đã bỏ tâm huyết ra gầy dựng và để đáp lại sự tín nhiệm của khách hàng từng bình chọn, với phương châm “An Toàn – Chất Lượng – Đẳng Cấp” gần dây Công ty TNHH Funny Fruit – 45B Khu Phố 7, Thị trấn Mỏ Cày, Huyện Mỏ Cày Nam, Tỉnh Bến Tre cho ra mắt sản phẩm dừa khô sấy và mứt dừa truyền thống có hương thơm nồng nàn, khi ăn có vị ngọt béo, giòn tan với qui trình sấy hoàn toàn, ít đường, không sử dụng hóa chất – phụ gia thực phẩm, được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, chế biến từ 100% cơm dừa tươi Bến Tre theo phương pháp sấy nóng liên tục hoàn toàn làm cho sản phẩm có độ giòn dễ dàng kết hợp với các món chè, kem, kem xôi.

Huyện Mõ Cày Nam nói chung : khách đến tham quan du lịch đạt 156.253 lượt khách, ước tính doanh thu 6 tỷ đồng. Huyện hỗ trợ hộ dân xã Định Thủy thực hiện Mô hình “Chuyển giao, ứng dụng mô hình cho cơ sở tham gia phát triển du lịch nông nghiệp”. Kết nối xúc tiến mời gọi đầu tư khu du lịch cồn Thành Long. Phối hợp và hỗ trợ 04 doanh nghiệp hoạt động du lịch kết nối tour cho địa điểm tham quan du lịch.

Chủ nhiệm dề tài – Tiến sĩ Phan Thị Ngàn chia sẻ : “Trong chuyến đi lần này trường Nguyễn Tất Thành vinh dự được sự hỗ trợ cố vấn của PGS.TS Lê Đăng Hòa – Ngài TGĐ lữ hành Đinh Quang Hiền dày dạng kinh nghiệm tiếp cận thị trường Nhật Bản – Hàn Quốc, cùng các doanh nghiệp thương mai, hai nhà đầu tư Hàn Quốc và các báo đài từ thành phố Hồ Chí Minh + báo chí tỉnh Bến Tre mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn kết du lịch địa phương đến gần hơn với doanh nghiệp, người tiêu dùng. Tôi cũng đã nhìn thấy tiềm năng của các sản phẩm nông nghiệp tỉnh nhà chưa có điều kiện xâm nhập thị trường dù giá thành khá cạnh tranh, chất lượng hàng hóa đủ chuẩn xuất khẩu sang một vài quốc gia lân cận do chưa đồng bộ trong việc ổn định nguồn hàng và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp”

Kết thúc một ngày làm việc là bữa ăn tối thân mật, ấm cúng, tại Nhà Hàng Nổi – Công viên Hùng Vương, Phường 5, Bến Tre. Anh, em ôn lại kỷ niệm, giao lưu bạn đồng hành mới, chia sẻ bạn cũ và nghỉ dưỡng một đêm tại khách sạn ba sao Hàm Luông Bến Tre
Ngày thứ hai, đoàn ăn sáng xong, xe lăn bánh 25km tới Hợp Tác Xã nông nghiệp bưởi da xanh Bến Tre – 594, ấp Phú Ngãi, xã Phú Hòa An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre

                                                                          Ông Bảo giới thiệu sản phẩm của HTX Châu Thành

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp bưởi da xanh Bến Tre cho biết : “Hợp Tác Xã thành lập được 6 năm, với 450 hộ thành viên, tại 10 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre : 180ha, trong đó, diện tích đang cho trái 58ha, sản lượng đạt khoảng 1.500 tấn/năm, 37,7ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, 14,7ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. HTX đang mở rộng diện tích bưởi đạt chứng nhận VietGAP, Dự kiến có 25ha sản phẩm bưởi da xanh của HTX cũng đạt chứng nhận OCOP tiêu chuẩn 4 sao.

Cung cấp sản phẩm ra thị trường có quy cách đồng đều, đồng nhất, chất lượng cao và đạt đầy đủ các chứng nhận Vệ sinh An toàn Thực phẩm quy trình sản xuất VietGAP. Đặc biệt là sự gắn kết bền vững giữa các thành viên luôn đảm bảo sản phẩm tốt thì sinh kế và lợi ích bền vững cho các thành viên tham gia để hợp tác xã ngày càng mở rộng trở thành tổ chức tiên phong hoạt động trong phong trào xây dựng chuỗi giá trị toàn diện với thương hiệu được công nhận cho cả thị trường trong và ngoài nước; Hợp Tác Xã xây dựng quy trình sản xuất chuẩn cho tất cả các thành viên với ứng dụng công nghệ cao và các kỹ thuật sản xuất tiên tiến trong việc đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tập trung vào đáp ứng các nhu cầu cho thành viên và cung cấp các dịch vụ đầu vào với giá cạnh tranh nhằm tăng thu nhập cho người sản xuất bưởi không ảnh hưởng đến môi trường (các sản phẩm nước ép uống đóng chai hợp tác xã “nói không” với chai nhựa) để đáp ứng nhu và yêu cầu thị trường xuất khẩu có chất lượng cao trong nước.

                                                                                      Dây chuyền rửa sạch bưởi da xanh tự động

Khách du lịch tham quan, trải nghiệm tự tay hái rồi thưởng thức những trái bưởi chất lượng và an toàn tuyệt đối ngọt từ trên cành.tại vườn bưởi. Tép bưởi giòn, hơi ráo, khi ăn có độ ngọt nhẹ, vị thanh dịu đặc trưng của sản phẩm Bến Tre. Giàu chất xơ, vitamin C (acid ascobic) 53.5 mg/kg, canxi: 149 mg/kg, kali: 2320 mg/kg. Tăng sức đề kháng có hàm lượng vitamin C dồi dào, khả năng chống lại các căn bệnh như hen suyễn, viêm khớp, giảm stress,..Chữa hôi miệng: nhờ vào tinh dầu có trong vỏ bưởi. – Chống nắng : trong vỏ bưởi có chứa lycopene nên có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư da do tia cực tím gây ra – Giải độc và thanh lọc cơ thể : Bởi rất lành tính nên nước vỏ bưởi có thể sử dụng mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp làm đẹp da từ sâu bên trong – Trị viêm da : hàm lượng vitamin A và C cao, vỏ bưởi giúp duy trì được độ ẩm trong da, bảo vệ da không bị khô, nếp nhăn và mụn trứng cá. Được mua tận nơi sản phẩm bưởi, giá tận gốc và cơ hội nhận nhiều quà tặng hấp dẫn : Bưởi da xanh loại 1 có trọng lượng từ 1.4kg/ trái trở lên – Bưởi da xanh loại 2: Trọng lượng từ 1.1-1.4kg/ trái – Bưởi da xanh loại 3: Trọng lượng từ: 0.8-1.1kg/ trái. Trái nhỏ, được thu hoạch từ vườn bưởi lão. Vỏ mỏng, ruột hơi hồng. Ngoài bưởi da xanh còn có mứt vỏ bưởi, nước ép bưởi và nhiều đặc sản Bến Tre khác

                                                                     Người tiêu dùng Canada tiếp cận bưởi da xanh Bến Tre

Từ năm 2020, Sau khi tiếp cận sản phẩm bưởi da xanh, chấp nhận mẫu mã, chất lượng, hoàn chỉnh mang thương hiệu “Cô gái bưởi hồng” Hợp tác xã Bưởi da xanh Bến Tre được thị trường ưa chuộng sản phẩm đã trực tiếp xuất khẩu mỗi chuyến là 5 tấn sang thị trường Canada hai lần và Singapore một lần mà không phải qua khâu trung gian. Ông Nguyễn Quốc Bảo và bà Gaby Breton giám sát khâu đóng hàng trước khi đưa hàng lên container. Bà Gaby Breton – Đồng Giám đốc Dự án VCED cho biết: “Lần đầu tiên khách hàng tại Canada có cơ hội biết về trái bưởi đến từ Việt Nam. Họ rất cảm kích khi có cơ hội thưởng thức hương vị lạ như thế này. Họ không biết cách ăn bưởi nên chúng tôi làm một video và cả tờ rơi hướng dẫn cách gọt bưởi, cắt bưởi gửi đến các siêu thị nhằm giới thiệu rộng rãi cho khách hàng ở Canada. Ngoài ra, còn chia sẻ thông tin về dinh dưỡng trong trái bưởi là rất tốt cho sức khỏe” người dùng.

                                                                                                vỏ bưởi làm nem chay

Dự án VCED thành lập, được tài trợ bởi Chính phủ Canada, do Tổ chức Socodevi và Bộ NN-PTNT phối hợp phát triển 5 HTX mới ở 5 tỉnh, thành thuộc Bến Tre. Tại thị trường nội địa, tạo được lòng tin và đã ký hợp đồng mua hàng của HTX với 2 siêu thị lớn trong nước sản xuất đạt chuẩn VietGAP 100%, ít nhất 25ha diện tích đạt chuẩn GlobalGAP.

                                                                                        sản phẩm rau củ quả – trái cây sấy đạt chuẩn OCO

Trong khu phức hợp Hợp tác xã Bưởi da xanh Bến Tre có nhà sản xuất chế biến nông sản thực phẩm Thiên Tân Phát đã nhiều năm sản xuất đu đủ sấy, xoài sấy, nấm bào ngư sấy, chuối sấy, rau củ sấy sang thị trường Trung Quốc.

                                           Xưởng phân loại ddđóng gói thành phẩm

Công ty thu mua sản phẩm sạch, đạt chuẩn OCOP tại địa phương : rửa – gọt – sấy – phân loại – đóng gói theo quy trình khép kín đảm bảo “An toàn và Chất Lượng” đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn Vệ sinh An toàn Thực phẩm : ISO 22000:2018, HACCP, HALAL…
Ngành du lịch thành phố có một “CÔ LÁI ĐÒ” Tiến sĩ Phan Thị Ngàn đam mê du lịch – tâm đắc nghề – yêu tất cả các em trên 15 chuyến đò của cô bằng tâm – bằng trí tuệ, Cô đã không ngừng sáng tạo đề án – đề tài mới dể phát triển ngành du lịch nhiều địa phương trong đó có quê hương thứ 2 của cô, Tâm của cô rất vững mạnh để động viên – kết nối giúp sức – tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp + nông dân làm du lịch vững bước không ngừng vươn xa, cô đã hướng con thuyền chở đầy học trò chọn nghề du lịch rằng : cô đã có “thuyền an toàn – vững tay lái (ý tưởng mở ra) – thuyền tiến tới bờ bến (thục hiện, phát triển và bảo tồn)”
Xuân Hòa – Chung Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *